Tết Trung thu Việt Nam, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Thiếu nhi - QuaTetTinhHoa.vn

Tết Trung thu Việt Nam, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Thiếu nhi

Tết Trung thu được xem là một trong những lễ hội cổ truyền của đất nước Việt Nam. Có cái tên dân gian là tết thiếu nhi với sự xuất hiện rất nhiều của đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ hay đầu sư tử. Đây đều là những nét văn hóa truyền thống biểu thị rõ sự tích huyền bí cũng như phong tục của người dân Việt Nam. Tết Trung thu Việt Nam, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết thiếu nhi. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nét văn hóa cổ truyền này nhé. 

Nguồn gốc của ngày tết thiếu nhi

Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa có sự giao lưu và tiếp biến với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Trong đó có văn hóa Trung Quốc. Có rất nhiều giả thuyết cho rằng tết Trung thu của Việt Nam có nguồn gốc bắt đầu từ Trung Quốc.  Tuy nhiên nếu xét về tính chất và truy rõ cội nguồn Khi tết thiếu nhi ở Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau.

Nếu như sự tích ở Trung Quốc tết thiếu nhi bao giờ cũng xuất hiện và nhắc đến chuyện tình cảm giữa Hằng Nga và Hậu Nghệ. Thì tết trung thu tại Việt Nam lại xuất hiện hình ảnh chị Hằng và chú Cuội trên cung trăng.

Khám phá nguồn gốc của tết trung thu Việt Nam
Khám phá nguồn gốc của tết trung thu Việt Nam

Lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường có lý giải nguồn gốc của Tết Trung Thu là sự gắn liền sự tích của nàng Dương Quý Phi. Nàng được biết đến là một trong Tứ Đại Mỹ Nhân đã làm nên giai thoại của đất nước này lúc mấy giờ. Vua Đường Huyền Tông lúc này đã si mê và đắm chìm trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của nàng. Từ đó, ông đã ban phát cho Sủng Phi của mình một dải lụa màu trắng để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn khi không thể đến bên nàng. Chính tình yêu, sự thủy chung của vua mà vào mùa thu đêm trăng sáng nhất cũng là lúc vua được gặp lại Dương Quý Phi. Sau khi trở về trần thế ông đã đặt ra tết Trung thu như là một sự tưởng nhớ đến mỹ nhân này.

Xem thêm  Gợi ý quà tặng cho nhân viên xuất sắc

Trở lại với tết Trung thu tại Việt Nam, nếu xét về cội nguồn thì nó không biết có từ bao giờ. Bởi không có một sử liệu nào ghi chép rõ ràng về nguồn tích của ngày lễ rằm tháng 8 này. Cũng có một vài giả thuyết được đưa ra, tết thiếu nhi của Việt Nam Nam là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời phương Bắc đô hộ. Vào thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long, vua Lý muốn tạ ơn thần rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu nên đã đặt ra tết Trung thu.

Xem thêm:

Những nét đẹp của tết Trung thu Việt Nam

Trong ngày rằm tháng tám không thể thiếu đi hình ảnh của những chiếc đèn lồng với nhiều màu sắc và hình thù khác nhau. Đây là một biểu tượng cho sự may mắn, bình an. Một số nơi tại Việt Nam lại có phong tục thả đèn hoa đăng tại những dòng sông mang theo nhiều ước nguyện.

Đèn lồng trung thu được trẻ em vô cùng thích thú. Trong văn hóa của người Việt thì đây còn là biểu tượng của sự ấm no và hạnh phúc gia đình viên mãn.

Nhà nhà nô nức sắm sửa dèn lồng đi rước đèn ông sao
Nhà nhà nô nức sắm sửa dèn lồng đi rước đèn ông sao

Có thể nói vào đêm rằm tháng tám là lúc trăng tròn vành vạch nhất. Hầu hết người dân sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đêm trăng rằm. Dưới ánh trăng mọi vật như được soi chiếu và đây còn là biểu hiện của sự sum vầy khi các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau thưởng trăng.

Xem thêm  Cách gói quà tết đẹp mắt và sang trọng

Đối với nền văn hóa lúa nước của Việt Nam thì Đêm Rằm Tháng Tám cũng là thời điểm nông nhàn nhất. Mọi ước nguyện về một mùa màng bội thu sẽ được trời đất và ánh trăng chứng giám phù hộ. 

Bất kể là trẻ con hay người lớn ăn đều tưng bừng, phấn khởi trong ngày tết thiếu nhi tạo nên một cảnh tượng dưới ánh trăng vô cùng vui vẻ, trẻ hạnh phúc và ấm áp.

Tết thiếu nhi không thể thiếu tục phát gỗ. Cả gia đình đều chuẩn bị chu đáo một mâm cỗ với đầy đủ các loại bánh trung thu, kẹo bánh, hoa quả,… Hình ảnh trăng lên đến đỉnh đầu cũng chính là lúc mà tất cả mọi người quây quần bên nhau phá cỗ. Đây cũng là một phong tục có ý nghĩa tế trời đất đất, cầu mong một cuộc sống tốt lành và một mùa màng bội thu.

Sự nhộn nhịp trong những đường làng ngõ xóm với tiếng trống rộn rã cùng những điệu múa lân đã khuấy động nên không khí của ngày Tết Trung Thu Việt Nam. Hình ảnh những chú lân tượng trưng cho những mong ước với những điềm lành đến với mọi nhà, xua tan không khí ảm đạm và những điều không may mắn.

Phong tục rước đèn ông sao chính là một nét đẹp văn hóa đẹp của người dân Việt
Phong tục rước đèn ông sao chính là một nét đẹp văn hóa đẹp của người dân Việt

Nhắc đến tết Trung thu cũng không thể không nhắc đến bánh trung thu. Đây là một loại bánh mà chỉ có trong dịp Tết Trung Thu. Bánh có hình dạng hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy. Sự cách điệu và thị hiếu ngày càng cao đã tạo nên sự muôn màu muôn vẻ cho loại bánh này. Bánh có nhiều loại nhân hơn, được trang trí bắt mắt hơn và cũng có nhiều hình dạng khác nhau hơn.

Xem thêm  Cách chọn giỏ quà tết phù hợp cho ngày Tết

Nói tóm lại Tết Trung Thu là một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Nó không chỉ biểu thị một đời sống tinh thần phong phú, giàu có của người dân Việt Nam mà còn cho thấy được những nét đẹp trong tín ngưỡng văn hóa coi trọng, trân quý trời đất.