Nhân viên nên làm gì khi bị sếp mắng - QuaTetTinhHoa.vn

Nhân viên nên làm gì khi bị sếp mắng

Trong quá trình làm việc không phải lúc nào bạn cũng có thể giữ được bình tĩnh và mức cư xử phải phép đối với sếp. Không tránh khỏi được trường hợp hai bên xảy ra xung đột với nhau. Trong những trường hợp như thế này nhân viên nên làm gì khi bị sếp mắng, cách cư xử ra sao để vẫn giữ được hòa khí và bầu không khí làm việc.

Cố gắng giữ bình tĩnh

Trong bất kỳ tình huống nào xảy ra việc đầu tiên bạn cần làm chính là cố gắng giữ bình tĩnh cho chính bản thân mình. Tâm lý chung của hầu hết nhân viên khi bị sếp mắng là cảm thấy tức giận và có phần bất bình, không được hài lòng. Trong đầu ngay lập tức sẽ luôn xuất hiện suy nghĩ đến việc nghỉ việc. Tuy nhiên, bạn nên bình tĩnh lại để nhận ra rằng khi đi làm việc thì việc bị sếp trách mắng là chuyện hoàn toàn bình thường. Đâu có ai khi đi làm cả đời mà không bị sếp mắng vài lần.

Việc giữ bình tĩnh ngay lúc này là điều nên làm bởi tại thời điểm nhạy cảm này nếu bạn không giữ được bình tĩnh thì có thể xảy ra những chuyện hối hận sau này.

Để giữ được bình tĩnh bạn nên hít thở thật sâu và lắng nghe những lời sếp nói. Đừng cố gắng ngắt lời sếp vì sẽ khiến họ thêm giận dữ mà thôi. Mọi chuyện sẽ được đẩy đi quá xa nếu hai bên không ai lắng nghe ai. Thay vào đó trong thời điểm này bạn nên giữ một thái độ sẵn sàng tiếp thu và sửa chữa. Tuyệt không nên quá đặt nặng vấn đề làm ảnh hưởng đến tâm lý của cá nhân và đến công việc. 

Xem thêm  Tìm hiểu ý nghĩa của rượu sake khi làm quà tặng
Giữ thái độ bình tĩnh và tinh thần lắng nghe khi sếp trách mắng
Giữ thái độ bình tĩnh và tinh thần lắng nghe khi sếp trách mắng

Nói năng điềm đạm

Khi xảy ra mâu thuẫn hầu hết chúng ta đều có xu hướng nói lớn hơn mức bình thường. Điều này cũng dễ hiểu khi mà tại những thời điểm này cảm xúc thường lẫn áp nên giọng nói sẽ to. Sau khi đã giữ được bình tĩnh bạn nên hạ giọng xuống, nói chuyện bình tĩnh, ngắn gọn và súc tích. Bạn không nên cố giải thích bằng một thái độ đôi co mà thay vào đó bạn hãy nói chuyện với sếp bằng một thái độ chân thành nhất để khiến mâu thuẫn dần lắng xuống. Việc phân định thắng thua hãy đúng sai ở đây dường như không quan trọng bằng việc xử lý vấn đề và giữ cho hòa khí vui vẻ.

Lắng nghe và nghiêm túc suy nghĩ những điều sếp nói

Do phải xử lý một khối lượng công việc hết sức khổng lồ vì vậy sếp hỏi không có thời gian và cũng không phải tự nhiên mà trách mắng bạn. Do đó, hãy tự xem xét lại bản thân và những việc mình đã làm khiến sếp trách mắng. Từ đó, bạn sẽ xác định được cách ứng xử sao cho phù hợp nhất.

Hãy lắng nghe những lời nhận xét và ý kiến của sếp để sửa chữa những sai lầm. Lúc này bạn nên có thái độ ôn hòa và cởi mở mở để sếp có thể nhìn nhận được tinh thần cầu thị của bạn.

Chắc chắn sếp sẽ đánh giá cao một người nhân viên sẵn sàng đối mặt với những sai sót và sai lầm của bản thân. Qua đây bạn cũng sẽ rút được kinh nghiệm cho bản thân trong cách làm việc và cư xử với sếp.

Xem thêm  Tổng hợp những câu chúc tết hay và ý nghĩa dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023
Nghiêm túc suy ngẫm nhưng lời nhận xét, ý kiến đánh giá để hoàn thiện bản thân
Nghiêm túc suy ngẫm nhưng lời nhận xét, ý kiến đánh giá để hoàn thiện bản thân

Xem thêm:

Giải tỏa căng thẳng cho bản thân

Chắc chắn rồi sau khi bị sếp trách mắng thì tâm trạng của hầu hết nhân viên đều cảm thấy rất tồi tệ. Lúc này bạn không nên quay trở lại bắt đầu làm việc mà hãy dành chút thời gian để thư giãn đầu óc. Nếu bắt đầu làm việc thì bạn sẽ dễ dàng phạm phải những sai lầm nghiêm trọng hơn và công việc sẽ càng rối tung lên mà thôi.

Bạn có thể nghe một bản nhạc thư giãn, một video hay, đọc một câu chuyện hài hước hay ra ngoài hít thở. Những hành động này sẽ là bạn nhanh chóng lấy lại tinh thần và suy nghĩ tích cực hơn về câu chuyện đã qua.

Không nên giữ thái độ ác cảm với sếp

Khi bị sếp trách mắng nhiều người thường có suy nghĩ bản thân mình đã bị tổn thương đến lòng tự trọng. Xem rằng sếp đang thật sự không coi trọng mình. Nạn không nên suy nghĩ quá tiêu cực và nâng cao quan điểm cá nhân cũng như đặt cái tôi của mình lên quá cao. Ngược lại bạn nên bình tĩnh và nghiêm túc suy nghĩ những lời sếp nói, liệu nó có thật sự đúng và mình nên làm gì để cải thiện tình hình.

Nếu bạn luôn giữ khăng khăng một thái độ ác cảm với sếp thì người sẽ chịu thiệt thòi là bạn. Một khoảng cách lớn do chính bạn tạo ra giữa sếp và mình. Nếu bạn cứ cố tình tránh né và tạo khoảng cách như vậy thì cơ hội khi đề chứng minh năng lực của bản thân sẽ ngày một ít đi và liệu bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc hay không.

Xem thêm  Gợi ý những món quà tặng hội nghị độc đáo giá rẻ

Hãy nhanh chóng xóa bỏ đi những cảm xúc tiêu cực và lấy lại phong độ làm việc của bản thân. Hãy chứng minh cho bạn xếp thấy bạn là một người thực sự có năng lực và có tinh thần cầu tiến.

Thay vì "bốc hỏa" bạn nên dành thời gian để thư giãn, lấy lại sự cân bằng trong cảm xúc
Thay vì “bốc hỏa” bạn nên dành thời gian để thư giãn, lấy lại sự cân bằng trong cảm xúc

Rút kinh nghiệm

Sau những lời nói của sếp bạn hãy tự rút cho mình một bài học kinh nghiệm cho bản thân. Hãy lập cho mình một kế hoạch làm việc khoa học và chỉnh chu nhất có thể. Chỉ có hiệu suất công việc mới là điều mà bạn nên tập trung hàng đầu chứ không phải những lời mắng của sếp.

Chắc chắn với những bí quyết trên đây đã có thể giúp bạn có được những kinh nghiệm và những kỹ năng khi bị sếp mắng nhé. Hãy luôn dành thái độ lịch sự, tinh thần sẵn sàng sửa đổi để hoàn thiện bản thân.