Khi sếp khó tính nên làm gì - QuaTetTinhHoa.vn

Khi sếp khó tính nên làm gì

Đi làm không ngại công việc khó nhưng không có gì đáng sợ hơn khi gặp những ông sếp khó tính. Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những tuyệt chiêu đối phó khi sếp khó tính nên làm gì. Đảm bảo đây sẽ là những tuyệt chiêu hữu ích để bạn vừa đối phó được với sếp khó tính và vừa cải thiện được tình hình công việc của mình.

Hiểu rõ tính cách của sếp

Khi đi làm thì mỗi nhân viên đều sẽ có những người lãnh đạo và quản lý trong công việc. Phần lớn họ đều sẽ có những năng lực cực tốt thì mới được lên làm người quản lý. Tuy nhiên về phần phẩm chất và tính cách thì chúng ta khó lòng nào có thể đoán định được là họ xấu tính hay khó tính. Tuy nhiên dù là họ như thế nào thì bản thân mình là nhân viên cũng phải tìm cách cư xử sao cho hài hòa để giảm thiểu được áp lực khi làm việc chung.

Nếu là người sếp xấu tính, bạn hãy dành thời gian để quan sát họ thật nhiều. Từ đó bạn có thể tìm được nguyên nhân và những hành vi của sếp thì chắc chắn bạn sẽ lên cho mình được những kế hoạch và phương án để đối phó. Còn nếu là người sếp khó tính thì đôi khi do áp lực về công việc bắt buộc họ họ phải khó tính. Với lý do này chúng ta cũng nên thông cảm và tìm cách tha thứ, thấu hiểu cho họ.

Biết và hiểu rõ phong cách làm việc của sếp để điều chỉnh lại cách làm việc sao cho phù hợp và hài hòa nhất
Biết và hiểu rõ phong cách làm việc của sếp để điều chỉnh lại cách làm việc sao cho phù hợp và hài hòa nhất

Mạnh mẽ vẽ và tự tin vào chính mình

Đối với những người sếp khó tính thì bản thân mỗi nhân viên cần phải rèn luyện cho mình được khả năng ăn nói và bản lĩnh tự tin. Dù cho cấp trên luôn muốn đàn áp và chỉ trỏ vào những nhược điểm của bạn thì hãy luôn tự tin vào năng lực của bản thân. Hãy chủ động hoàn thành tốt mọi công việc được giao và có tinh thần phản bác, phản kháng lại những ý kiến tiêu cực về mình .

Xem thêm  Sếp tuổi Mão hợp màu gì? Gợi ý quà tặng sếp tuổi Mão ý nghĩa

Hiểu rõ sếp

Trong nghệ thuật cư xử với bất kỳ mối quan hệ nào thì chúng ta cũng nên hiểu rõ đối phương. Khi bạn hiểu rõ sếp đang nghĩ gì và sếp muốn bạn làm gì thì tất nhiên bạn cũng sẽ có được sự chủ động của mình để giảm sự căng thẳng giữa hai bên. Đồng thời nếu bạn hiểu rõ sếp thì sẽ gia tăng được những sự tương tác và kết nối tốt hơn giữa hai bên.

Chủ động thích nghi với sếp

Chúng ta rất khó lòng nào có thể thay đổi được tính cách của một con người. Cách tốt nhất là bạn hãy thích nghi với họ, hòa hợp với họ. Qua những tiếp xúc và quan sát hàng ngày bạn có thể nhận ra được phong cách làm việc của sếp và từ đó tìm ra được cách giao tiếp, làm việc sao cho có hiệu quả.

Nắm bắt tâm lý của sếp để khéo léo cư xử không gấy mất lòng sếp
Nắm bắt tâm lý của sếp để khéo léo cư xử không gấy mất lòng sếp

Tuyệt đối không nên chống đối

Bạn có thể bức xúc hay khó chịu với sếp nhưng đừng bao giờ tỏ ra thái độ chống đối hay xem thường sếp. Việc bạn mất bình tĩnh và không khống chế được cảm xúc của mình sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Cách tốt nhất khi xảy ra mâu thuẫn bạn hãy lắng nghe những ý kiến khách quan và lắng nghe nhiều hơn ý kiến của mọi người để ra được phương án giải quyết tốt nhất.

Xem thêm:

Xem thêm  Những món quà Tết công sở ai cũng muốn

Đặt ra những yêu cầu

Đối với những người sếp khó tính họ thường xuyên nổi giận, cau có và không kiểm soát được cơn tức giận của mình. Từ đó dễ dàng bộc phát ra những lời nói khó ưa hay những biểu hiện tiêu cực vượt quá giới hạn.

Do đó cách để bảo vệ chính bản thân là không nên dễ dàng chịu đựng hãy thỏa hiệp bất kỳ yêu cầu nào vượt quá mức cho phép. Chúng ta chỉ nên lắng nghe và tôn trọng những ý kiến tích cực chứ không nên dễ dàng thỏa hiệp hãy làm thấp đi giá trị của bản thân.

Rạch ròi giữa công việc và tình cảm cá nhân

Cho dù sếp khó tính đến mức nào hay thậm chí sự khó tính đó chi phối rất nhiều đến tâm trạng làm việc của bạn thì tuyệt đối bạn không nên để nó lún sâu, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Không nên trả thù bằng cách không làm việc hay làm việc không tốt. Điều này sẽ chỉ ảnh hưởng xấu đến bạn mà thôi.

Cách tốt nhất là bạn hãy không ngừng chứng tỏ năng lực của mình để sếp hiểu rõ vị thế và tầm quan trọng của mình.

Bạn nên tập trung vào công việc thay vì những lời sếp la mắng
Bạn nên tập trung vào công việc thay vì những lời sếp la mắng

Nói năng điềm đạm

Hãy thể hiện mình là một người chín chắn và lịch sử khi giao tiếp với họ. Nói chuyện và giải quyết vấn đề một cách văn minh và lịch sử để họ có thể bình tĩnh và lắng nghe bạn. Từ đó câu chuyện sẽ được giải quyết một cách êm đẹp và sẽ không có lần tiếp diễn lần sau.

Xem thêm  Quà Tết Tinh Hoa - cung cấp quà tặng cao cấp sang trọng tại TPHCM

Hãy tự biện hộ cho mình

Bạn sẽ không làm được gì cho dù bạn có những ý tưởng hay ho đến nhường nào nhưng với người sếp khó tính thì sẽ ngay lập tức bác bỏ những ý tưởng đó của bạn. Hãy cứ để cho ông ta thể hiện những suy nghĩ của mình và tự chịu trách trách nhiệm cho những suy nghĩ ích kỷ đó.

Bạn có thể khéo léo tổ chức ra những cuộc họp không chính thức. Tại đây sẽ có có những người giúp bạn tìm ra chân lý và ủng hộ bạn. Hãy để những ý kiến của họ bác bỏ lại người sếp khó tính. Bạn không nên tỏ ra chống đối hay coi thường sếp mà hãy để những ý kiến từ những người khác làm ông ta mất mặt.

Với những tuyệt chiêu trên các bạn có thể vận dụng để đối phó khi sếp khó tính tính nên làm gì rồi đúng không nào. Theo dõi chúng tôi để có những mẹo hay trong cuộc sống nhé.